Thủ tục đăng ký thành lập công ty kinh doanh cơ khí

Các sản phẩm cơ khí chế tạo từ những sản phẩm đơn giản như ốc, vít… đến các trang, thiết bị phức tạp, hiện đại như ô tô, máy bay…đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội. Lĩnh vực này luôn được đánh giá là lĩnh vực tiềm năng, mang lại lợi nhuận cao. Do vậy, đầu tư vào lĩnh vực cơ khí, chế tạo chưa bao giờ hết hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư. Tìm hiểu các điều kiện bắt buộc, trình tự, thủ tục thành lập công ty cơ khí chế tạo là vấn đề thiết yếu đối với các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực này.

Điều kiện về chủ thể thành lập công ty cơ khí chế tạo

Khi bắt đầu quyết định thành lập công ty cơ khí chế tạo để kinh doanh, bạn cần xem xét bản thân cùng những người tham gia thành lập công ty với mình (nếu có) có quyền được thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp hay không, có thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp hay không.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý về đáp ứng lượng chủ thể tối thiểu tương ứng với loại hình doanh nghiệp mà bạn lựa chọn khi thành lập công ty cơ khí chế tạo. Hiện nay, có 05 loại hình doanh nghiệp là: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty cổ phần.

 Điều kiện về đặt tên doanh nghiệp khi thành lập công ty cơ khí chế tạo

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. Ví dụ: Công ty cổ phần Cơ khí chế tạo XXX…

Khi chọn tên cho công ty cơ khí chế tạo, bạn phải chú ý, tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp đã được đăng ký thành lập trước.

Bạn cũng không được phép sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó hoặc sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Chúng tôi xin giới thiệu : CƠ KHÍ CHẾ TẠO CAMPRO chuyên nghiệp nhất

Điều kiện về địa chỉ trụ sở chính công ty cơ khí chế tạo

Khi thành lập công ty cơ khí chế tạo, bạn phải chuẩn bị trụ sở chính theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020.

4. Điều kiện về vốn thành lập công ty cơ khí chế tạo

Vốn là vấn đề quan trọng khi bạn thành lập công ty cơ khí chế tạo. Khi thành lập công ty cơ khí chế tạo, bạn phải thực hiện kê khai vốn điều lệ trong hồ sơ. Trên thực tế, lĩnh vực kinh doanh ngành, nghề cơ khí chế tạo rất đa dạng, do đó, vốn thành lập công ty sẽ tùy thuộc vào khả năng hay điều kiện tài chính, kinh tế của bạn. Bạn có thể tự kê khai vốn điều lệ tùy vào mong muốn cũng như năng lực tài chính của mình, bởi vì pháp luật không có quy định về vốn điều lệ của doanh nghiệp khi thành lập công ty cơ khí chế tạo.

Tuy nhiên, bạn nên chuẩn bị vốn tối thiểu đầy đủ bởi ở giai đoạn đầu thành lập công ty cần khá nhiều chi tiêu.

Bạn cũng không nên kê khai vốn điều lệ quá thấp bởi điều này còn ảnh hưởng đến một phần uy tín của công ty trong mắt khách hàng hay đối tác.

Do không phải là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, để thành lập công ty cơ khí chế tạo, bạn thực hiện thủ tục theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty cơ khí chế tạo

Hồ sơ để bạn thành lập công ty cơ khí chế tạo bao gồm các thành phần như sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty cơ khí chế tạo;
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực sau: Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định ủy quyền của Người đại diện theo ủy quyền của tổ chức;
  • Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức (nếu có thành viên/cổ đông là tổ chức)
  • Giấy ủy quyền cho Nam Việt Luật thực hiện thủ tục (trường hợp bạn sử dụng dịch vụ của Nam Việt Luật).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn cần nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty cơ khí chế tạo dự định đặt trụ sở chính.

Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.

Khi hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp được chấp thuận, thông tin về doanh nghiệp sẽ được công bố trong 30 ngày kể từ ngày được công khai. Nội dung công bố bao gồm:

  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).

Bước 3: Thực hiện các công việc sau thành lập công ty cơ khí chế tạo

Sau khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cơ khí chế tạo vẫn chưa thể hoạt động trên thực tế và cần tiếp tục thực hiện các công việc sau:

Tổng kết

  • Trên đây là tư vấn của chúng tôi về điều kiện thành lập công ty cơ khí chế tạo, thủ tục đăng ký thành lập công ty cơ khí chế tạo dựa trên quy định pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, chúng tôi cũng hiểu rằng, trong giới hạn bài viết này sẽ không thể đáp ứng được hết những nhu cầu, thắc mắc của người xem – vì phạm vi lĩnh vực khá rộng, để được tư vấn trực tiếp hơn hoặc có nhu cầu thực hiện thủ tục, hãy liên hệ chúng tôi để được đội ngũ nhân viên giải đáp thắc mắc, gỡ rối những vấn đề bạn đang gặp phải nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *