Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty năm 2023 chi tiết

Do tình hình kinh tế hiện nay của Việt Nam đang có những thay đổi thất thường nên các chủ sở hữu của công ty do đó mà cũng có các nhu cầu về việc tiến hành tăng hoặc giảm vốn điều lệ công ty đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh covid đang có sự chuyển biển nghiêm trọng trong thời gian qua. Tuy nhiên việc tăng, giảm vốn điều lệ theo quy định của pháp luật không phải có thể tiến hành thực hiện bất kỳ lúc nào, việc tiến hành tăng giảm vốn điều lệ cần có những điều kiện nhất định. Vậy thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty năm 2022 bao gồm những vấn đề gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chukysobinhduong.vn để hiểu hơn về nội dung này.

Vốn điều lệ công ty được hiểu như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành

Trước khi đi tìm hiểu thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty năm 2023 được quy định như thế nào thì  chúng ta cần hiểu thế nào là vốn điều lệ của công ty và  nó ý nghĩa như thế nào.

Vốn điều lệ của từng loại hình công ty sẽ có cách tiến hành thực hiện tham gia góp và cũng như sẽ có cách hiểu là khác nhau, cụ thể theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 được hiểu như sau:

Đối với loại hình công ty TNHH một thành viên

Đối với loại hình công ty TNHH một thành viên số vốn điều lệ của công ty là số vốn mà do tổ chức kinh doanh hoặc cá nhân thành lập công ty đồng thời làm chủ sở hữu thực hiện tiến hành đăng ký và góp vốn vào công ty khi thành lập, là giá trị tài sản được quy thành tiền Việt Nam Đồng theo quy định pháp luật hiện hành.

Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty hợp danh

Đối với hai loại hình này thì số vốn điều lệ của công ty cũng chính được hiểu là số vốn tiến hành góp hoặc số vốn cam kết sẽ góp của các thành viên tham gia khi tiến hành thủ tục thành lập công ty, có đăng ký với cơ quan nhà nước trong thời hạn quy định của pháp luật hiện hành.

Hãy liên hệ đơn vị chukysobinhduong.vn để nhận tư vấn chi tiết về các dịch vụ doanh nghiệp chi tiết

Các trường hợp thay đổi vốn điều lệ:

 Công ty TNHH một thành viên:

  • ● Tăng vốn điều lệ: 
    • ○ Chủ sở hữu góp thêm vốn hoặc Công ty huy động vốn góp từ người khác (trường hợp này bắt buộc phải thực hiện thay đổi loại hình doanh nghiệp).
    • ○ Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động góp vốn của người khác, công ty phải tổ chức chuyển đổi sang mô hình phù hợp.
  • ● Giảm vốn điều lệ:
    • ○ Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty.
    • ○ Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

 Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

  • ● Tăng vốn điều lệ:
    • ○ Tăng vốn góp của thành viên cũ.
    • ○ Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
  • ● Giảm vốn điều lệ:
    • ○ Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên.
    • ○ Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên.
    • ○ Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

 Công ty cổ phần:

  • ● Tăng vốn điều lệ:
    • ○ Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu.
    • ○ Chào bán cổ phần riêng lẻ.
    • ○ Chào bán cổ phần ra công chúng.
  • ● Giảm vốn điều lệ:
    • ○ Công ty mua lại cổ phần của cổ đông.
    • ○ Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty.
    • ○ Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

Tăng vốn điều lệ có lợi ích gì?

Tăng vốn điều lệ là hoạt động của doanh nghiệp khi muốn mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Thủ tục tăng vốn điều lệ được thực hiện thông qua bởi các hình thức cơ bản sau:

  • Thực hiện kêu gọi vốn từ các thành viên của doanh nghiệp;
  • Gia tăng thêm số lượng thành viên góp vốn;
  • Chủ sở hữu chuyển đổi tiền cá nhân vào vốn góp công ty;

Hoạt động tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp là quyền của chủ sở hữu trong quá trình vận hành và hoạt động của doanh nghiệp. Vậy thủ tục tăng vốn điều lệ có lợi ích gì? Trên thực tế, hoạt động này sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích nhất định, cụ thể như sau:

  • Tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp giúp tăng mức vốn vay tại các ngân hàng;
      • Tạo độ tin cậy từ phía các đối tác với doanh nghiệp. Thông thường với mức tăng vốn điều lệ sẽ tăng khả năng chịu trách nhiệm đối với tài sản, cũng như các nghĩa vụ tài chính cần thực hiện. Từ đó tạo niềm tin về nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với đối tác trong các hoạt động giao dịch.

Đối với trường hợp tăng vốn điều lệ

Thời điểm tăng vốn điều lệ

Doanh nghiệp cần phải hoàn thành tăng vốn điều lệ xong rồi mới thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn để đảm bảo về số lượng vốn tăng tránh trường hợp sau khi đăng ký tăng xong mà góp không đủ trên thực tế.

Hình thức tăng vốn điều lệ

  • Đối với công ty TNHH một thành viên: Khoản 1 Điều 87 Luật Doanh nghiệp quy định công ty TNHH một thành viên tăng vốn điều lệ qua hai hình thức: Chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc chủ sở hữu công ty huy động thêm vốn của người khác.
  • Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Khoản 1 Điều 68 Luật Doanh nghiệp quy định công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể tăng vốn trong hai trường hợp: Tăng vốn góp của thành viên hoặc tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.

Tổng kết

Bạn muốn hiểu rõ hơn về Thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp trong từng trường hợp cụ thể, đừng ngần ngại trao đổi trực tiếp với chukysobinhduong.vn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *